DỊCH VỤ
 DỰ ÁN
 HỖ TRỢ
Hotline: 0913.584290

Tags
Xây dựng dân dụng

Khắc phục nhà nghiêng
13 Tháng Hai 2014 :: 9:15 CH :: 8400 Views :: 0 Comments :: Sua chua nha nhanh

Có thể nói các hiện tượng nhà mới xây xong mà bị nghiêng, lún, nứt… có nhiều nguyên nhân nhưng các nguyên nhân xuất phát từ khâu nền – móng vẫn chiếm phần lớn các trường hợp mà nhiều nhất là liên quan đến nền đất yếu. Khi thực hiện công trình trên nền đất tốt, do khả năng chịu lực cao và biến dạng ít, các sự cố, nếu có, chủ yếu gây ra sự lún, nứt cục bộ mà ít khi xảy ra hiện tượng nghiêng công trình. 
Ngược lại, trên nền đất yếu, người ta phải dùng các giải pháp móng cọc, ít khi đưa ra các giải pháp móng nông (như móng băng, móng đơn) do khả năng chịu lực kém của nền đất, đặc biệt việc kiểm soát độ lún lệch dưới các đáy móng này là hầu như không thể.
Trên các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, các vùng đất yếu, có nguồn gốc xưa kia là ao, hồ, kênh, rạch…được san lấp bằng các loại vật liệu tốt hơn dùng để làm đất ở là rất nhiều. Khi làm nhà, cần phải khảo sát kỹ để đưa ra các giải pháp móng hợp lý, giúp cho công trình xây dựng tồn tại bền vững và an toàn. Trong trường hợp của bạn, nhà được làm trên hệ móng băng, hai bên đất trống, nếu quan sát thấy hệ khung bê tông cốt thép trong nhà vẫn làm việc tốt, không có dấu hiệu bất thường, thì có thể khẳng định đến 95% là do nguyên nhân đất nền. Chúng tôi có thể đưa ra một số giả thuyết sau:
1.    Tính chất của đất nền dưới đáy móng bị biến đổi bất thường: Trường hợp này thường xảy ra đối với nhà xây có hệ móng nông (móng đơn, móng băng) đặt trực tiếp trên nền đất san lấp bằng các loại vật liệu không đồng nhất, hoặc một phần móng đặt trên nền cũ, một phần còn lại đặt trên nền san lấp… từ đó dẫn đến hiện tượng lún không đều của đất nền và gây nên tình trạng nứt hoặc nghiêng công trình bên trên.
2.    Nền đồng nhất, hệ kết cấu móng không hợp lý: Khi thực hiện các công trình trên nền móng đơn cần phải phân tích kỹ sự phân bố của tải trọng trên công trình tác động lên từng móng; từ đó, có tính toán và cấu tạo kích thước móng một cách hợp lý sao cho áp lực dưới mỗi đáy móng là như nhau. Nếu áp lực dưới móng khác nhau nhiều, kết hợp với tính chất đất yếu, tạo ra sự lún không đều dẫn đến hiện tượng nứt hoặc nghiêng công trình bên trên.
Như vậy để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cần phải khảo sát thực tế thật tỉ mỉ thì mới có thể đánh giá chính xác được nguyên nhân gây ra sự cố nghiêng công trình.
Các biện pháp khắc phục:
Về nguyên tắc, khi có sự cố xảy ra về lún, nghiêng, nứt … cần có sự quan trắc trong thực tế xem các hiện tượng này xảy ra có đến mức báo động cần phải khắc phục ngay không hoặc nó đang tiếp diễn nhưng sẽ dừng lại trong một thời gian nhất định. Nếu nó dừng lại thì chúng ta chỉ cần chờ thời gian và sửa chữa nhẹ là được.
Trong trường hợp cần phải khắc phục, cần phải dùng các thiết bị chuyên dụng để chỉnh lại độ nghiêng của tòa nhà đồng thời phải gia cố lại toàn bộ nền móng. Chi phí cho công tác này chiếm khoảng 10-30% chi phí đập bỏ và xây mới công trình. Hiện ở Việt Nam rất ít đơn vị chuyên môn có khả năng thực hiện các công việc này.
Sưu tầm
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG ACE
Địa chỉ: 96 Định Công - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
Điện thoại: (024).36646046 
Fax: (024).36646044
Email: ace@acecdc.com.vn
THÔNG TIN CẦN BIẾT

MSDN: 0101712437 cấp ngày 28/06/2005 tại phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội
05 Tháng Năm 2024       Đăng Nhập 
Copyright by www.acecdc.com.vn | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin