Dich vu lau kinh

Ve sinh sau xay dung

Ve sinh van phong

Dang ky bao ho thuong hieu

Dang ky nhan hieu hang hoa

Sua chua nha nhanh

Ep coc be tong tphcm

Son tuong nha

Giay in gia re

In to roi gia re

Cung cap giay photo

Cho thue xe nang

Do go noi that ha noi

Cho thuê xe tải

Cho thuê xe tải

Xuong cao su

Ban Xuong cao su

Tranh da quy gia re

Ong thep hoa phat

Khach san gia re tai cau giay

Chuyen hang quang chau

Mang xop pe

Xop pe

Pe foam

Phuc hoi do da

 DỊCH VỤ
 DỰ ÁN
 HỖ TRỢ
Hotline: 0913.584290

Tham khảo
Dịch vụ vận tải

1.001 cách chuyển hàng nhái, hàng giả vào Việt Nam
27 Tháng Tám 2015 :: 9:14 CH :: 1694 Views :: 0 Comments :: Chuyen hang quang chau

1. 3h chiều, sau khi mua một sim điện thoại mới, tôi đến "chợ đồng hồ" và lần này thì tôi phải độc lập tác chiến, không người phiên dịch. Nhưng theo lời Trần, các trung tâm thương mại ở Quảng Châu chuyên đánh hàng về Việt Nam có rất đông người Việt từ trong nước sang mua bán nên ra đó sớm muộn gì tôi cũng gặp "đồng hương".
Trần dặn: "Tuy nhiên anh nên cảnh giác. Mặc dù chỉ tìm hiểu thông tin nhưng anh vẫn phải "diễn" cho khéo chứ nếu không, họ tưởng anh là người của công ty đối thủ, tìm hiểu giá cả để hạ giá chơi nhau thì phiền lắm. Giang hồ Quảng Châu xử bằng kiếm không à, xả phát nào đi đứt phát đó".
Nghe mà sợ. Vẫn theo lời Trần, nếu không gặp đồng hương thì tôi có thể nhờ một người nào đó, biết tiếng Việt, giới thiệu cho tôi gặp "tai". Gọi là "tai" nhưng chẳng có gì liên quan đến… lỗ tai cả, mà đó thường là người Trung Quốc, nói rành tiếng Việt, am hiểu mọi mặt hàng trong chợ, sẵn sàng hướng dẫn và phiên dịch cho những kẻ chân ướt chân ráo, lớ ngớ như tôi để lấy tiền công, trung bình khoảng 300 tệ/ngày chuyen hang quang chau.
Đảo mắt qua hàng loạt những chiếc tủ kính đèn đuốc sáng trưng, trong đó nhan nhản những Rolex, Omega, Longines, Patek Phillip, Constantin, Bulova, Titoni, Tag Heuer, Bacardi, Dunhill, Thomas…, tôi cố ý lắng nghe người ta trao đổi với nhau. Quầy nào "ùa ùa, nì nì" thì tôi bước qua cho lẹ. Quầy nào tiếng Việt rổn rảng là tôi dừng lại nghe ngóng để xem có thể tiếp cận được không.
Đến quầy thứ 6 hay thứ 7 chi đó, tôi thấy hai bà đang cãi nhau rất hăng, nội dung xoay quanh việc hàng giao trước, giao sau khiến khách ở Sài Gòn than phiền quá xá! Nghe hai chữ "Sài Gòn" coi bộ chắc ăn, đợi lúc cả hai vừa ngừng trận khẩu chiến, tôi nở một nụ cười cầu tài: "Chào các chị, tôi đang muốn chuyển một ít hàng về Sài Gòn. Vì mới đi lần đầu nên chưa rành. Chị cho tôi hỏi ở đây có chỗ nào nhận vận chuyển không?".
Bà to béo mặc cái áo bông màu đỏ có những đường may chần hình quả trám giương mắt nhìn tôi, nói dấm dẳng: "Anh muốn chuyển hàng gì?". Tôi đáp: "Đồng hồ, khoảng 200 cái". "Anh mua chưa? Nếu chưa thì lấy ở đây đi, tôi bao luôn về Sài Gòn cho. Còn anh đã có hàng rồi và anh muốn chuyển nhanh thì cước phí cứ mỗi kilôgam là 1 triệu, 3 ngày sau giao tại nhà, chuyển chậm thì mỗi kilôgam 600 nghìn, 7 ngày sau nhận đủ".
Hàng nhái, hàng giả sau khi được đóng thùng ở chợ đồ da Quảng Châu chờ đưa về Việt Nam.
2. Thông thường, một lô hàng từ Quảng Châu - bất kể nhiều ít, lớn nhỏ, thời gian trung bình đến tay người nhận ở Sài Gòn là từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, có khá nhiều công ty và đầu mối trung gian nhận chuyển hàng chỉ trong 2, 3 ngày. Điện thoại cho một nhân viên của công ty "thai…", tôi được biết họ có 3 hình thức vận chuyển: Một là chuyển nhanh, thời gian từ 1 đến 2 ngày. Hai là chuyển nhanh tiết kiệm, thời gian từ 3 đến 4 ngày và ba là chuyển chậm, thời gian từ 5 đến 7 ngày, chuyển càng nhanh thì cước phí càng tốn.
Vậy họ chuyển nhanh bằng đường nào? Xin thưa: Máy bay! Với những loại hàng nhỏ gọn như đồng hồ, nước hoa, son phấn, hàng được đóng thành từng thùng, mỗi thùng khoảng 15 đến 20kg. Tất cả đều có hóa đơn, chứng từ chứng minh lô hàng ấy của công ty A ở Quảng Châu, bán cho Công ty B ở TP HCM.
Khi làm thủ tục xuất hàng tại sân bay quốc tế Quảng Châu, Hải quan Trung Quốc hầu như không khó dễ gì mặc dù họ thừa biết đó là hàng nhái, hàng giả? Đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, qua máy soi chiếu chỉ biết nó là đồng hồ, nước hoa, son phấn chứ không biết nhãn hiệu của nó có trùng khớp với hóa đơn, chứng từ hay không nếu hàng đi vào "luồng xanh".
Theo một cán bộ chống buôn lậu, ngành Hải quan Việt Nam đã cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nhưng một số cá nhân, doanh nghiệp đã lợi dụng sự thông thoáng trong phân luồng để nhập lậu hàng hóa trốn thuế. Lợi dụng cơ chế quản lý rủi ro trong thông quan, dân buôn lậu sử dụng phương thức "chọn luồng", chẳng hạn cùng một lô hàng nhưng làm nhiều tờ khai ở cùng một chi cục hoặc khác chi cục.
Nếu máy chọn luồng đỏ (kiểm tra 100%) thì họ hủy tờ khai rồi làm công văn từ chối với lý do "đối tác gửi nhầm", còn nếu máy chọn luồng vàng (kiểm tra 5%), hoặc luồng xanh (miễn kiểm) thì ngay lập tức, họ tiến hành thông quan hàng hóa.
Tuy nhiên, đó chỉ là những lô hàng mà người mua yêu cầu phải chuyển gấp, còn thì phần lớn hàng nhái, hàng giả từ Quảng Châu thẩm lậu vào Việt Nam bằng đường sắt và đường bộ. Anh bạn cộng tác viên của tôi ở Móng Cái, Quảng Ninh - người đã làm giúp tôi "visa biên giới" để tôi đi Quảng Châu cho biết:
"Hàng nhái, hàng giả sau khi đến Đông Hưng sẽ được chủ hàng Trung Quốc thuê người cõng qua những lối mòn biên giới, hoặc lén lút đưa xuống những con thuyền, vượt sông Ka Long cập bờ Việt Nam. Tại đây, chủ hàng người Việt cũng đã chuẩn bị sẵn một đội quân cửu vạn, nhanh chóng bốc lên xe tải về Hà Nội rồi đưa ra ga Yên Viên, Giáp Bát. Vẫn anh bạn cộng tác viên ở Móng Cái cho biết: "Theo nhiều chủ hàng, thì đây là tuyến thuận lợi nhất, chi phí thấp nhất để đưa hàng vào TP HCM bởi ít khi có cơ quan chức năng nào ra lệnh dừng nguyên cả đoàn tàu để tìm bắt hàng lậu".
Trên toàn tuyến đường sắt xuyên Việt, ga Sóng Thần - tỉnh Bình Dương được xem là ga cuối cùng để bốc dỡ hàng hóa từ Bắc vào Nam. Với tổng diện tích hơn 20 hecta, nhà ga có hai khu vực trước, sau để giải phóng hàng. Ngay trước cửa ra vào ga là một trạm gác luôn có 3 bảo vệ túc trực ngày đêm nhưng người qua lại chẳng mấy ai bị hỏi han.
Những chiếc xe tải chất đầy hàng nhái, hàng giả chuẩn bị lên đường.
Theo ghi nhận của tôi, hoạt động bốc dỡ diễn ra nhộn nhịp từ 7h đến 21 giờ với hàng trăm xe tải lớn, nhỏ, nhận hàng từ xe lửa rồi chở về các kho chứa. Tiếp theo, hàng được chẻ nhỏ và đưa đến những đại lý trong thành phố hoặc đi các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ. Trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn từ ga Sóng Thần đến ngã tư An Sương có hàng chục bến cóc mọc lên để phục vụ cho việc bốc xếp dỡ hàng.
Ngoài ra, một số cây xăng bên  đường cũng là điểm giao nhận. Hỏi thăm một tài xế tên Trọng, anh cho biết thường thì xe anh chở 5 tấn, trong đó chừng 40% là hàng nước ngoài - chủ yếu từ Trung Quốc, 60% còn lại là hàng trong nước sản xuất. Anh nói: "Tôi không biết  các thùng đó chứa cái gì, chỉ biết là nó khá nhẹ, đâu chừng 10-15kg/thùng. Có lần có mấy thùng bị bung đáy do ướt, mới biết ở trỏng toàn là túi xách phụ nữ".
Vẫn theo anh Trọng, cánh tài xế ở ga Sóng Thần "nhẵn mặt" với những chủ buôn hàng Trung Quốc. Họ có thể chỉ ra vanh vách bà Phương chuyên đánh mặt hàng vải, ông Phong quần áo may sẵn, bà Ly giày dép, bà Bình son phấn nước hoa túi xách, ông Văn hàng điện tử… bởi lẽ mỗi khi hàng về, họ cầm điện thoại trao đổi oang oang với đối tác ở Hà Nội, ở Quảng Châu.
Để qua mặt cơ quan chức năng, họ thường "trộn" hàng lậu chung với hàng trong nước sản xuất hoặc hàng nhập khẩu hợp pháp. Tinh vi hơn, có chủ hàng còn dùng hóa đơn hàng thật để vận chuyển hàng lậu.
Một cán bộ Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Dương cho tôi biết, ngày 23/12/2014, Chi cục QLTT tỉnh Bình Dương phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra toa tàu HN-232131 thuộc đoàn tàu SBN1 tại ga Sóng Thần, đã phát hiện hàng chục thùng phụ tùng, linh kiện xe ba gác máy,  đèn led, 500 bộ dụng cụ sửa chữa điện... đều có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng chủ hàng là ông Tô Khoa Toàn, ở phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của lô hàng.
Với ngành đường sắt, mỗi khi bị cơ quan chức năng phát hiện có hàng lậu, trưởng tàu thường khai rằng chủ hàng trực tiếp làm việc với Xí nghiệp Kinh doanh vận tải đường sắt, và khi được giao thì chở chứ không biết đó là hàng gì vì họ không được quyền kiểm tra. Khi đến ga Sóng Thần, hàng bốc dỡ xong là họ hết trách nhiệm.
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG ACE
Địa chỉ: 96 Định Công - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
Điện thoại: (024).36646046 
Fax: (024).36646044
Email: ace@acecdc.com.vn
THÔNG TIN CẦN BIẾT

MSDN: 0101712437 cấp ngày 28/06/2005 tại phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội
29 Tháng Ba 2024       Đăng Nhập 
Copyright by www.acecdc.com.vn | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin